Tổ 5 trường Tiểu học Nguyễn Du sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học chuyên đề “Phát huy tính tự học, sáng tạo của học sinh” qua phân môn Luyện từ và câu
Vào chiều thứ sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2022, tổ chuyên môn khối 5 trường Tiểu học Nguyễn Du đã tổ chức tiết dạy minh họa môn Luyện từ và câu bài “Mở rộng vốn từ Truyền thống” do cô giáo Trần Phương Hạnh cùng các em học sinh lớp 5A thực hiện.
Vào chiều thứ sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2022, tổ chuyên môn khối 5 trường Tiểu học Nguyễn Du đã tổ chức tiết dạy minh họa môn Luyện từ và câu bài “Mở rộng vốn từ Truyền thống” do cô giáo Trần Phương Hạnh cùng các em học sinh lớp 5A thực hiện.
Cùng tham dự buổi sinh hoạt chuyên môn có Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn Khối 4 và Khối 5 cùng đoàn giáo sinh thực tập của Trường Đại học Thủ Đô.
Tổ 5 sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
Các em học sinh lớp 5A và các giáo viên tham dự
Theo CV 3969 về tinh giản nội dung trong dạy học trực tuyến nên bài “Mở rộng vốn từ Truyền thống” được ghép thành chủ đề dạy trong 1 tiết.
Để chuẩn bị cho tiết chuyên đề, các đồng chí trong tổ đã nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và chuẩn kiến thức kĩ năng để cùng đồng chí Phương Hạnh xây dựng yêu cầu cần đạt, lựa chọn nội dung trong sách giáo khoa, hình thức tổ chức dạy học sao cho nhẹ nhàng, hiệu quả nhất.
Với sự thiết kế bài dạy sáng tạo, đổi mới, cô giáo Trần Phương Hạnh, giáo viên lớp 5A đã cuốn hút các em vào tiết dạy thông qua việc tổ chức các hoạt động với hình thức phong phú, phát huy năng lực của học sinh. Tất cả các kiến thức, kĩ năng đều được dựa trên vốn hiểu biết của học sinh cũng như khả năng tự tìm tòi, sáng tạo của học sinh thông qua việc chuẩn bị bài trên trang Padlet như: đọc sách, tra cứu từ điển, tra google, tương tác nhóm với bạn, tự đánh máy và thiết kế phần trình bày bài tập 2 theo nội dung hướng dẫn rất cụ thể của cô giáo.
Phần chuẩn bị cho bài mới của học sinh theo nội dung giao việc trên Padlet
Phần chuẩn bị cho bài mới của học sinh theo nội dung giao việc trên Padlet
Mở đầu tiết học, cô giáo đã dùng những tấm thẻ ghi những thành ngữ, tục ngữ để học sinh lựa chọn những tấm thẻ theo đúng chủ đề đã học.Từ đó, cô giáo liên kết giới thiệu bài mới một cách nhẹ nhàng.
Học sinh lựa chọn thẻ bằng chọn phương án trong zoom chat
Cô giáo dựa trên vốn hiểu biết cũng như sự tự tìm tòi của các em, qua từng bài tập, cô đều tổ chức cho các em tìm hiểu nghĩa của từ ngữ, mở rộng vốn từ, liên hệ vận dụng bằng nhiều hình thức khác nhau tạo sự hào hứng, thi đua học tập.
Ở bài tập 1, bằng việc tra từ điển từ ở nhà, các em đã hiểu nghĩa của từ “Truyền thống”. Từ việc hiểu nghĩa, cô đã gợi ý bằng hình ảnh, video để các em có thể ghép được những cụm từ theo chủ đề.
Học sinh lựa chọn nghĩa của từ qua việc tra từ điển cũng như sự hiểu biết sẵn có
Giáo viên sử dụng chức năng Deverloper để gõ trực tiếp các từ ngữ mà học sinh ghép được
Mở rộng vốn từ cho học sinh qua hình ảnh
Mở rộng vốn từ cho học sinh qua hình ảnh, video
Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng vốn từ, giáo viên còn khéo léo đưa các câu hỏi gợi ý giúp học sinh liên hệ tìm được từ ngữ nói về truyền thống dân tộc, truyền thống người Hà Nội và thiết thực hơn là truyền thống của nhà trường, nơi mình đang học tập.
Giáo dục niềm tự hào cho học sinh về truyền thống người Hà Nội
Giáo dục niềm tự hào cho học sinh về truyền thống Nhà trường
Phần ấn tượng và thể hiện nếp tự học cũng như sự tự tin, sáng tạo của các em học sinh qua phần trình bày, chia sẻ phần từ ngữ tìm được trong đoạn văn và hiểu biết của bản thân về những con người hay sự vật gợi nhớ đến lịch sử, truyền thống dân tộc.
Bạn Nam Khánh chia sẻ về Ông Hoàng Diệu
Bạn Trí Huy tự chia sẻ màn hình và giới thiệu sản phẩm học tập của nhóm mình rất mạch lạc.
Đặc biệt, phần chốt chuyển của giáo viên linh hoạt và khéo léo giúp các em hiểu sâu sắc hơn nội dung đoạn văn trong bài tập 2.
Cô giáo vừa chốt từ chỉ người và sự vật theo dòng lịch sử
Để làm mới bài tập 3, ô chữ với 16 câu hỏi khá dài trong sách giáo khoa được thay bằng trò chơi trên phần mềm Quizziz với lượng câu hỏi vừa phải đã mang lại sự hào hứng, thoải mái cho học sinh giúp các em thêm hiểu biết về các câu ca dao tục ngữ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.
Học sinh hào hứng tham gia trò chơi
Sau trò chơi, từ câu hỏi gợi mở, các em đã thi nhanh đọc các câu ca dao mình nhớ được. Từ đó giáo viên đã chốt bài qua việc phân loại các câu ca dao theo chủ điểm, liên hệ mở rộng giáo dục các em bằng những việc làm cụ thể.
Cô giáo tổng kết các câu ca dao theo từng chủ điểm
Giáo dục về truyền thống qua phần liên hệ
Phần cuối, cô giáo đã có những dặn dò hướng dẫn cụ thể cho việc chuẩn bị bài sau cũng như không quên việc khích lệ, tuyên dương các bạn học sinh.
Tiết học trôi qua, nhìn nét mặt các con, bạn nào cũng phấn khởi, tươi tỉnh. Quan sát những gì các con đã nói, đã làm, đã viết, chúng tôi, những giáo viên khối 5 đều cảm nhận được sự thành công của tiết dạy.
Tiết dạy kết thúc, Tổ 5 đã điều hành, chia nhóm thảo luận và tổ chức buổi chia sẻ góp ý từ Ban giám hiệu cũng như Đại diện các tổ chuyên cho tiết chuyên đề khối 5 với các nội dung:
Cô Trần Phương Hạnh, giáo viên dạy đã trình bày mục đích của tiết dạy, những trăn trở của cá nhân, của khối về việc lựa chọn nôi dung cũng như cách thức tổ chức. Mong được góp ý của Ban giám hiệu và các Tổ chuyên môn.
Cô Trần Phương Hạnh chia sẻ trăn trở
Cô Tạ Thu Trà, Tổ trưởng tổ 4 nhận xét và nêu ra những điểm học tập được về cách thức tổ chức, những thay đổi sáng tạo, tiết dạy hấp dẫn, nhẹ nhàng và hiệu quả. Các con được tìm tòi, được nói nhiều, phát huy tối đa được khả năng giao tiếp của học sinh.
Cô Tạ Thu Trà, Tổ trưởng tổ 4 chia sẻ chuyên môn
Thầy Đỗ Ngọc Thiện, Phó hiệu trưởng nhà trường, người phụ trách trực tiếp chuyên môn khối 5 nhận xét tiết học tự nhiên, học sinh nói tốt, cô giáo chốt, chuyển kiến thức chắc chắn, sáng tạo, liên hệ hợp lý. Tuy nhiên, cần khai thác thêm về nội dung ý nghĩa của các câu ca dao để tăng thêm hiểu biết và khả năng vận dụng các câu ca dao trong nói và viết.
Thầy Đỗ Ngọc Thiện chia sẻ, góp ý cho tiết dạy
Cô Đinh Ngọc Anh, Phó hiệu trưởng nói: Mỗi người được lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức cho bài dạy của mình. Tuy nhiên, đối với tiết Mở rộng vốn từ, ở bài 2, cần chú ý hơn đến việc hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ truyền thống gắn với địa phương, gia đình, nhà trường.
Cô Đinh Ngọc Anh chia sẻ về cách dạy hiệu quả
Cô Bùi Thị Diệu Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường phân tích kĩ yêu cầu cần đạt trên kế hoạch bài dạy, năng lực cần đạt được của học sinh trong tiết dạy.
Cô Bùi Thị Diệu Ngọc - Hiệu trưởng nhà trường góp ý
Đại diện sinh viên Trường Đại học Thủ đô cảm ơn khi được tham dự
Với những ý kiến đóng góp, chia sẻ rất quý giá về góc độ chuyên môn, đồng chí Thúy Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ 5 gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo Tổ 4; Tổ 5 các em sinh viên và đặc biệt cô Trần Phương Hạnh giáo viên chủ nhiệm lớp 5A đã thể hiện thành công Chuyên đề Luyện từ và câu lớp 5. Chúng tôi mong rằng, với sự sáng tạo trong thiết kế bài dạy, sự hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài và tự nghiên cứu bài học sẽ giúp các em học sinh lớp 5 học tập chủ động và hiệu quả hơn, các năng lực khác từ đó cũng sẽ phát triển và toàn diện hơn./.
Tin bài: GV khối 5
Trường Tiểu học Nguyễn Du